1. Hợp đồng cho vay tín chấp
Khi đi vay tín chấp ngân hàng, bạn cần xem kiểm tra kĩ hợp đồng cho vay và yêu cầu một bản riêng cho mình.
+ Các điều khoản của hợp đồng vay tín chấp ngân hàng, có gì phải thắc mắc & yêu cầu chỉnh sửa ngay, tránh tình trạng cứ thấy nhân viên ngân hàng bảo kí vào đâu là kí. Kiểm tra kĩ về lãi suất hàng tháng và cách tính lãi suất vay tín chấp.
+ Yêu cầu nhân viên tín dụng gửi cho bạn chi tiết về việc trả nợ hàng tháng (số tiền, lãi xuất, ngày trả…). Đặc biệt là mục lãi suất, nhiều trường hợp khi mình vay thì tính lãi suất vậy nhưng khi viết vào hợp đồng thì lại tính lãi suất khác, dẫn đến khách hàng phải trả lãi vay rất cao.
2. Tất toán khoản vay trước hạn
Vì một lý do nào đó, bạn phải tất toán khoản vay trước hạn hợp đồng. Khi tất toán bạn sẽ phải chịu một khoản phí cho ngân hàng.
- Khi làm hợp đồng bạn nên chú ý mức phạt này, để phòng trường hợp bạn phải tất toán trước hạn thì không chịu phí phạt cao. Thường phí phạt tất toán sẽ là 2 – 4%.
- Khi tất toán, bạn cần yêu cầu ngân hàng một giấy xác nhận đã tất toán (có chữ kí và dấu) đặc biệt trong trường hợp bạn cần tất toán để vay ở ngân hàng khác. Nếu không, sau này làm lại hồ sơ vay bạn sẽ phải xin lại giấy tất toán mất 200 – 300 000 đồng mà phải chờ mất hàng tuần.
3. Muốn vay nhiều hơn
Nhiều người muốn vay với khoản tiền lớn, vượt quá giới hạn cho vay của một ngân hàng, vì vậy phải vay cùng lúc nhiều ngân hàng. Để làm việc này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ thật kĩ, chuẩn để ngân hàng xử lý hồ sơ cho vay của bạn nhanh chóng. Vì nếu một bên delay, một bên nhanh thì bên nhanh sẽ cập nhật về tình trạng nợ của bạn trên hệ thống và bạn không thể vay được ở bên kia nữa. Thường khoảng 2 ngày các ngân hàng sẽ cập nhật tình trạng vay của bạn lên hệ thống liên ngân hàng một lần.